Mục lục
Những trang web tìm việc làm như Vietnamwork Hà Nội, … hay một số kênh tìm việc làm khác đang phải đối diện với thực tế đó là chưa thực sự đảm bảo được chất lượng nguồn lao động. Thiếu lao động có trình độ chuyên môn cũng là một trong những vấn đề nan giải mà thị trường việc làm nói chung đang phải đối diện.
Thị trường việc làm ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Các doanh nghiệp tuyển dụng ứng viên liên tục cho mình. Nếu như trước đây người ta chỉ quen với các công việc đồng áng, hay quen làm công nhân trong các nhà máy xí nghiệp thì ngày nay mọi việc làm đã trở nên hoàn toàn khác.
Nhìn vài thị trường việc làm, có thể thấy rằng nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhất mà nó mở rộng, lan tỏa khắp mọi ngành nghề mọi lĩnh vực. Thành thị cho đến nông thông, từ những công việc nhà nước cho đến việc làm trong các doanh nghiệp tư nhân, từ việc làm giờ hành chính cho đến việc làm thêm part time và tất cả đã góp phần làm cho thị trường việc làm trở nên phong phú, đa dạng hơn.
Nguyên nhân của sự đa dạng này là từ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa công nghiệp hóa. Thay vì duy trình một nền kinh tế bao cấp, với các hợp tác xã như trước đây thì ngày nay, thay vào đó là nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần kinh tế. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp – dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp.
Chính sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế này là bước ngoặt quan trọng tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Sự phát triển kinh tế đồng nghĩa với vấn đề việc làm được mở rộng. Bởi lẽ, kinh tế chỉ phát triển khi có nguồn nhân lực, nguồn lao động dồi dào đặc biệt là lao động chất lượng cao.
Sự đang dạng việc làm này đã giúp cho tỉ lệ thất nghiệp của lao động Việt Nam chiếm số lượng nhỏ, điều mà rất nhiều quốc gia, kể cả những quốc gia phát triển đang phải đối mặt.
Gắn vào đặc điểm dân số Việt Nam hiện nay, với hơn 90 triệu dân, lại có cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn. Chính điều này đã cung cấp cho nước ta một nguồn lao động dồi dào. Đặc biệt, nguồn lao động này bên cạnh những đặc điểm vốn có như chăm chỉ, chịu khó thì lao động Việt Nam tương đối nhanh nhạy với biến đổi của khoa học công nghệ, rất ham học hỏi trau dồi kiến thức.
Điều này là một điểm cộng rất lớn cho lao động Việt Nam, đó chính là dễ thích nghi với mọi điều kiện hoàn cảnh, dễ nắm bắt những biến đổi trong công việc cũng như trong thị trường việc làm. Nguồn lao động dồi dào đã cung ứng nguồn nhân lực số lượng lớn giúp nền kinh tế nước ta phát triển.
Tuy nhiên, lao động dồi dào cũng chính là con dao hai lưỡi, bởi lẽ, nước ta đã và đang phải đối mặt với vấn đề rất nan giải, đau đầu đó là làm sao để giải quyết vấn đề việc làm? Tỷ lệ thất nghiệp của nước ta rất thấp, tuy nhiên thiếu việc làm lại luôn nằm ở ngưỡng đáng báo động.
Tham khảo thêm: Luật lao động mới nhất 2021 và những thông tin cần biết
Lý do của điều này đó là nước ta tồn tại rất nhiều hình thức việc làm thời vụ, đây chính là nguyên nhân quan trọng của vấn đề thiếu việc làm. Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện nay cả nước có khoảng 2,1% lao động thất nghiệp , tuy nhiên có tới 8,1% thiếu việc làm như vậy trung bình mỗi năm nước ta phải giải quyết khoảng 1 triệu việc làm.
Nhưng thực tế việc làm Việt Nam còn tồn tại một vấn đề khá bức xúc nữa đó là tình trạng thiếu lao động. Tại sao lại như vậy? Bạn hãy tìm hiểu phần tiếp theo để biết được điều này nhé!
Một bức tranh tương phản về vấn đề việc làm đang xuất hiện trên thị trường lao động – việc làm nước ta hiện nay. Đó là thiếu lao động nhưng cũng thừa lao động, thiếu việc làm nhưng cũng “việc làm” không tìm được người lao động.
Điều này nghe thật mâu thuẫn phải không? Nhưng cái mâu thuẫn ấy đang hiện diện trong thực tế một cách rất rõ ràng, và ta cũng không khó để nhận ra nó. Tình trạng thiếu việc làm ta đang giải thích ở mục trên đó là do nguồn lao động dồi dào, lao động làm việc theo thời vụ.
Còn thiếu lao động? Thiếu lao động ở đây là thiếu lao động có trình độ và chuyên môn cao. Đây chính là một hạn chế rất lớn của chất lượng lao động Việt Nam.
Điều này được căn cứ rõ nhất vào số liệu thống kê từ năm 1996 đến năm 2005, đó là tỉ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm 12,3% năm 1996. Tỷ lên này đã tăng đáng kể lên 25,0% năm 2005, 2017 đạt tỉ lệ hơn 50%. Điều này đồng nghĩa với việc tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm xuống còn 75,0% năm 2005, gần 50% năm 2017. Con số này đã chứng minh bước khởi sắc rất lớn của trình độ lao động, tuy nhiên, con số này vẫn đang rất lớn, đồng nghĩa với việc nước ta vẫn phải đối diện với tình trạng thiếu lao động có trình độ.
Trong số lao động đã qua đào tạo, tỉ lệ lao động có trình chuyên môn cao, tính từ bậc cao đẳng đại học trở lên vẫn chiếm tỉ lệ khá thấp, khoảng 25% theo số liệu năm 2018. Từ tất cả những dẫn chứng trên, có thể thấy rằng lao động Việt Nam nhìn chung vẫn đang phải đối diện với vấn đề thiếu lao động có trình độ cao.
Thực tế đã chứng minh điều đó, nước ta với con đường phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mình luôn cần số lượng lớn không chỉ lao động phổ thông mà cả những lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề. Bởi lẽ, với ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, cần tới những người có trình độ và tay nghề để đảm bảo rằng họ có thể vận hành những ứng dụng khoa học công nghệ đó trong sản xuất, đảm bảo rằng họ có đáp ứng được mọi nhu cầu khó tính nhất.
Từ tất cả những điều trên, ta có thể thể khẳng định rằng, Việt Nam đang trong “cơn khát” lao động có trình độ chuyên môn cũng như có tay nghề cao đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất.
Nguyên nhân sâu xa của vấn đề nan giải này đó là thực trạng đào tạo ồ ạt hiện nay. Người ta đua nhau học những ngành hot, đua nhau học những ngành có mức thu nhập “khủng”, để rồi những ngành hot đó rơi vào tình trạng khủng hoảng việc làm trong khi đó những ngành nghề khác lại thiếu nhân lực trầm trọng.
Chưa kể đến việc, người học hiện nay chỉ chú trọng học các trường cao đẳng, đại học chuyên nghiệp mà bỏ qua các trường đào tạo nghề. Trong khi đó, tỉ lệ học viện có việc làm sau khi học xong cao đẳng nghề ra chiếm tỉ lệ rất cao khoảng 90%. Tỉ lệ cao như vậy, nhưng thực tế rất nhiều trường đào tạo nghề thiếu học viên một cách trầm trọng, đó chính là hiện tượng “thừa thầy – thiếu thợ” mà ta vẫn thường nhắc tới.
Ngoài ra, việc làm ngày càng phát triển, yêu cầu chất lượng lao động ngày càng cao, tỉ lệ đào thải cũng vì thế mà tăng lên. Vì vậy, bạn muốn “sống sót” muốn phát triển trong thế giới cạnh tranh việc làm đầy khốc liệt này chỉ còn cách các tự nâng cao năng lực, cũng như trình độ chuyên môn cho mình.
Thiếu ở đâu thì bù đắp ở đó. Để khắc phục thực trạng thiếu lao động giỏi chỉ còn cách nâng cao chất lượng cũng như là số lượng đào tạo lao động. Để nâng cao chất lượng, bên cạnh nâng cao những chính sách đào tạo, thì nâng điểm đầu vào cũng chính là cách để chọn lọc đối tượng đào tạo.
Bên cạnh đó, các trường nghề nói riêng và những trường cao đẳng đại học khác nói chung đều phải có những chính sách thu hút người học đến với mình để gia tăng số lượng lao động có trình độ. Thêm vào đó, cũng nên có những chính sách điều tiết đào tạo phù hợp với điều kiện, cũng như hoàn cảnh chung của đất nước.
Ngoài ra còn rất nhiều những phương pháp khác nhằm nâng cao chất lượng lao động mà chúng tôi không thể kể hết trên đây. Những giải pháp này đã và đang không ngừng phát huy tác dụng, giải quyết cơn khát về chất lượng lao động trên địa bàn cả nước.
Lao động và việc làm luôn là vấn đề nan giải ở mọi thời điểm, mọi ngành nghề khác nhau. Và một trong những vấn đề đầu tiên mà ta cần khắc phục đó là làm sao để giải quyết vấn đề thiếu lao động có trình độ cao.